Lượt xem: 119
THÔNG BÁO Thông tin dịch bệnh trên tôm (Từ ngày 01/04 đến ngày 22/04/2024)
         I. Kết quả giám sát dịch bệnh tại vùng nuôi tôm trọng điểm
         1. Giám sát dịch bệnh tại kênh cấp nước đầu nguồn

         Kết quả giám sát dịch bệnh trên tôm tự nhiên tại 16 điểm kênh cấp nước vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh, đợt thu mẫu ngày 11/04/2024 như sau:
         Loại mẫu thu: Tôm, tép tự nhiên.

STT

Điểm thu mẫu

Huyện

 

Kết quả xét nghiệm

Đốm trắng

 

Đầu vàng

Taura

Hoại tử cơ quan tạo máu

Hoại tử cơ

Hoại tử gan tụy cấp

01

Bến Phà Dù Tho

Ngọc Đông

Mỹ Xuyên

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

02

Cầu Hòa Lý- Kênh Thạnh Mỹ

Ngọc Tố

Mỹ Xuyên

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

03

Kênh Ngã 3 Tam Hòa

Gia Hòa 1

Mỹ Xuyên

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

04

Bến Phà Chàng Ré

Gia Hòa 1

Mỹ Xuyên

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

05

Vàm Trà Niên

Hoà Đông

Vĩnh Châu

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

06

Cầu Trà Niên

Khánh Hoà

Vĩnh Châu

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

07

Kênh Vĩnh Châu - Cổ cò

Vĩnh Hiệp

Vĩnh Châu

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

08

Vàm Trà Nho

Vĩnh Hiệp

Vĩnh Châu

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

09

Cống Trà Nõ

Vĩnh Tân

Vĩnh Châu

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

10

Cống Nophuol

Vĩnh Tân

Vĩnh Châu

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

11

Năm Căn

Lai Hoà

Vĩnh Châu

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

12

Cống Tầm Vu

Trung Bình

Trần Đề

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

13

Cống Sáu Quế 1

Lịch Hội Thượng

Trần Đề

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

14

Cống Xà Mách

Liêu Tú

Trần Đề

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

15

Vàm Ông Tám

An Thạnh 3

Cù Lao Dung

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

16

Bến đò nông trường 30-4

An Thạnh Nam

Cù Lao Dung

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

Tổng

0

0

0

0

0

0

         * Ghi chú: (-) Mẫu âm tính
                          (+) Mẫu dương tính
         Qua phân tích 16 mẫu tôm, tép tự nhiên tại 16 điểm kênh cấp nước vào vùng nuôi tôm trọng điểm, các điểm quan trắc có kết quả âm tính với các bệnh Đốm trắng (WSSV), Đầu vàng (YHV), bệnh Hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV), Hoại tử gan tụy cấp (AHPND)  và Taura (TSV).
         2. Giám sát bệnh trên tôm giống
         - Số lượng cơ sở ương dưỡng tôm giống được giám sát: 11 cơ sở, chủ yếu trên trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu..
         - Số lượng mẫu giám sát: 16 mẫu tôm giống. 
         - Kết quả có 01 mẫu dương tính với bệnh vi bào tử trùng (EHP) (chiếm tỷ lệ 6,3%); bệnh lưu hành tại cơ sở ương dưỡng tôm giống, ấp Sở Tại B, xã Vĩnh Phước. 
         - Các mẫu còn lại đều âm tính với các bệnh Đốm trắng, Bệnh Vi bào tử trùng, Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu, hoại tử gan tụy cấp.
         * Qua kết quả phân tích các lô tôm giống đang ương dưỡng cho thấy tỷ lệ dương tính với các bệnh truyền nhiễm 6,3%. Nhìn chung do đầu vụ nuôi, diện tích thả nuôi tôm nước lợ còn ít do nắng nóng kéo dài, giá tôm nguyên liệu thấp…., người dân thả nuôi mang tính thăm dò; các trại ương dưỡng trên địa bàn tỉnh hoạt động rất ít, số lượng lượng giống nhập về trại cũng không nhiều 50 đến 150 ngàn con/trại và chỉ nhập về khi có nhu cầu mua con giống của khách hàng. Người nuôi nên mua giống của các cơ sở uy tín, xét nghiệm âm tính với các bệnh: Đốm trắng, Hoại tử gan tụy cấp và vi bào tử trùng trước khi thả nuôi. Đây là 03 bệnh đang lưu hành chủ yếu trên vùng nuôi của tỉnh Sóc Trăng trong năm 2023.
         3. Giám sát bị động tại vùng nuôi
         - Các huyện báo dịch: 03 huyện, thị xã (Vĩnh Châu, Trần Đề, Cù Lao Dung)
         - Số lượng mẫu thu: 39 mẫu trong đó: Vĩnh Châu 11 mẫu; Trần Đề 15 mẫu;  Cù Lao Dung 11 mẫu.
         - Kết quả xét nghiệm cụ thể như sau:

Số

TT

 

Huyện,

thị xã

Xã, phường

Số mẫu thu

Kết quả dương tính với các bệnh

WSSV

TSV

IMNV

IHHNV

AHPND

EHP

01

Vĩnh Châu

Khánh Hoà

1

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

Lai Hoà

2

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

Vĩnh Hải

3

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

Vĩnh Phước

2

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

Vĩnh Tân

2

(-)

(-)

(-)

(-)

2 (+)

(-)

Hoà Đông

1

(+)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

 

Trần Đề

Lịch Hội Thượng

12

(+)

(-)

(-)

(-)

(+)

(+)

Trung Bình

3

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(+)

 

Cù Lao Dung

An Thạnh 2

11

2 (+)

(-)

(-)

(-)

(+)

2 (+)

An Thạnh 3

1

(+)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

An Thạnh Nam

1

(+)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

 

TỔNG

 

39

6

0

0

0

4

4

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
         - Như vậy, qua kết quả giám sát cho thấy: 
         + Bệnh đốm trắng: đang lưu hành tại vùng nuôi của xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu; xã Lịch Hội Thượng huyện Trần Đề và xã An Thạnh 2, An Thạnh Nam, An Thạnh 3 của huyện Cù Lao Dung.
         + Bệnh Hoại tử gan tuỵ cấp: đang lưu hành tại xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu; xã Lịch Hồi Thượng, huyện Trần Đề và xã An Thạnh 2 huyện Cù Lao Dung.
         + Bệnh Vi bào tử trùng: đang lưu hành tại xã Lịch Hội Thượng, xã Trung Bình của huyện Trần Đề và xã An Thạnh 2 của huyện Cù Lao Dung.
         Như vậy, các xã có sự lưu hành bệnh truyền nhiễm nhiều nhất là: xã an Thạnh 2 huyện Cù Lao Dung; xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề và xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu.
         4. Giám sát dịch bệnh chủ động tại các cơ sở nuôi
         - Số huyện, thị tham gia chương trình giám sát: 02 huyện, thị (Vĩnh Châu và Trần Đề)
         - Số cơ sở tham gia chương trình giám sát: 5 cơ sở (Vĩnh Châu 02 cơ sở; Trần Đề 03 cơ sở).
         - Tần suất giám sát: 1 lần/tháng
         - Số mẫu giám sát: Thu 14 mẫu tôm nuôi.
         - Các bệnh giám sát: Bệnh Đốm trắng, Hoại tử gan tụy cấp và Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu. 
         - Kết quả: 14 mẫu tôm thu tại 05 cơ sở đều cho kết quả âm tính với các bệnh truyền nhiễm.
         * Do hiện nay thời tiết nắng nóng kéo dài, giá tôm nguyên liệu thấp, giá vật tư đầu vào có giảm nhưng đang ở mức cao do đó diện tích thả giống, số lượng hộ tham gia chương trình giám sát chưa nhiều. Diện tích thả chủ yếu tập trung ở các trang trại có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng ao nuôi và quản lý tốt các yếu tố môi trường. Hiện nay, độ mặn tại các vùng nuôi trong nội đồng bắt đầu tăng cao, phần lớn người nuôi đang cải tạo ao do đó thời gian tới diện tích thả nuôi sẽ tiếp tục tăng. Do ảnh hưởng của đợt nắng nóng, nhiệt độ tăng cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh Hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng phát triển. Đồng thời, theo dự báo của đài khí tượng thủy văn Sóc Trăng giai đoạn cuối tháng là thời kỳ chuyển mùa nên có xuất hiện mưa rào và dông, do đó người nuôi cần tăng cường quản lý các điều kiện môi trường ao nuôi, hạn chế biến động lớn gây sốc tôm và tạo điều kiện cho dịch bệnh xảy ra, thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu khí độc như NH3, NO2, mật độ vibrio trong ao nuôi.  
         II. Một số khuyến cáo
         Qua kết quả giám sát cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh trên tôm giống 6,3% người nuôi cần phải lựa chọn con giống chất lượng và xét nghiệm kỹ trước khi thả nuôi. Cần chọn giống thật kỹ qua 03 bước như sau: (1) Chọn bằng phương pháp cảm quan, (2) test bằng phormaline (Phóc-môn), (3) lấy mẫu phân tích các bệnh truyền nhiễm WSSV, EMS, EHP bằng kỹ thuật RealTime PCR đảm bảo con giống sạch bệnh trước khi thả…với ao nuôi, người nuôi cần lấy nước ở đỉnh triều cao nhất, qua hệ thống lắng lọc và diệt khuẩn trong ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi. Một số lưu ý đối với các bệnh truyền nhiễm:
         1. Đối với bệnh đốm trắng: Bệnh chưa có thuốc đặc trị. Áp dụng các biện pháp phòng bệnh trong quá trình nuôi như sau:(1) Cải tạo ao: Cần sên vét hết bùn đen từ vụ trước, diệt hết các loài giáp xác (cua, còng, tôm tạp...) có khả năng mang mầm bệnh; cần chú ý vệ sinh kỹ để loại bỏ mầm bệnh từ đợt nuôi trước, đối với ao lót bạt cần vệ sinh sạch, phơi nắng, xử lý bằng vôi; Dùng Chlorine 35 ppm và rửa sạch để loại bỏ mầm bệnh. Ao nuôi cần có hàng rào ngăn các loại giáp xác như cua, còng... xâm nhập vào ao nuôi và phải có lưới ngăn chim; (2) Có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, có ao lắng, ao xử lý nước. Nguồn nước trước và sau khi sử dụng phải được xử lý, diệt mầm bệnh bằng các loại hóa chất được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sử dụng. Nước cấp vào ao phải qua hệ thống ao lắng xử lý, để loại bỏ các ký chủ trung gian và lọc qua lưới dày để tránh trứng và ấu trùng của giáp xác mang bệnh đốm trắng; (3) Lựa chọn con giống đạt chất lượng, kiểm tra bằng cảm quan kết hợp với xét nghiệm bằng phương pháp PCR nhằm loại bỏ những lô tôm giống mang mầm bệnh; (4) Để hạn chế lây lan bệnh đốm trắng giữa các ao, không nên sử dụng chung các dụng cụ (lưới, chài, vợt,...). Trước khi sử dụng, các dụng cụ cần phải được ngâm trong dung dịch Chlorine và phơi khô; (5) Lượng thức ăn cho tôm không để dư thừa, sử dụng thức ăn có chất lượng và bổ sung Vitamin C, Beta - glucan và các chế phẩm vi sinh định kỳ nhất là thời điểm giao mùa và những tháng cuối năm; (6) Không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh; (7) Hạn chế người, động vật vào khu vực nuôi. 
         - Kiểm tra sức khỏe tôm hằng ngày như: Khả năng hoạt động, màu sắc tôm, vỏ tôm, khối gan tụy, ruột, phụ bộ, lượng thức ăn.
         - Kiểm tra màu nước, chỉ tiêu môi trường hằng ngày (pH, kiềm, khí độc NH3, CO2...). 
         - Chủ cơ sở nuôi lấy mẫu gửi xét nghiệm: Lấy mẫu vào tuần thứ 2 sau khi thả nuôi, bao gồm: mẫu nước, giáp xác, tôm để gửi xét nghiệm xác định mầm bệnh. 
         - Chủ cơ sở nuôi cần theo dõi nắm thông tin về tình hình dịch bệnh xảy ra trong khu vực/vùng, tình hình dự báo thời tiết và cảnh báo dịch bệnh của cơ quan chuyên môn để có biện pháp chủ động phòng tránh bệnh cho tôm nuôi. 
         - Đối với các cơ sở nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, tôm – lúa: tùy điều kiện cụ thể có thể lựa chọn áp dụng các biện pháp phòng bệnh sao cho phù hợp với điều kiện nuôi thực tế.
         2. Đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp: Biện pháp phòng bệnh tương tự như đối với bệnh đốm trắng, ngoài ra phải:
         - Định kỳ kiểm tra mẫu nước hoặc bùn ao nuôi nhằm phát hiện vi khuẩn Vibrio tổng số vượt quá giới hạn cho phép (≥ 103 CFU/ml), cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh, làm giảm số lượng vi khuẩn Vibrio trong ao như sử dụng các chế phẩm sinh học, các loại hóa chất diệt khuẩn trong Danh mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
         - Nếu phát hiện Vibrio parahaemolyticus mang gen gây bệnh AHPND nhưng tôm không chết thì phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, tăng cường sức đề kháng cho tôm, ngăn chặn sự phát tán tôm, môi trường sang các ao nuôi khác. Đặc biệt, cần điều chỉnh các yếu tố môi trường nuôi trong ngưỡng thích hợp, không để biến động mạnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm sức đề kháng của tôm nuôi”.
         - Nếu phát hiện Vibrio parahaemolyticus mang gen độc lực gây bệnh AHPND và tôm chết thì phải áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
         + Không tự chữa trị, không xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường;
         + Nếu tôm bệnh đạt kích cỡ thương phẩm thì có thể sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi;
         + Tôm không đạt kích cỡ thu hoạch: tiến hành tiêu hủy tôm tránh lây lan mầm bệnh.
         + Điều trị bệnh: Tôm bị bệnh ngưng cho ăn và quan sát tình hình ao tôm nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của bệnh, nên việc điều trị ít có hiệu quả và không khả thi. Cần xét nghiệm chính xác tác nhân gây bệnh và thử kháng sinh đồ để chọn loại kháng sinh hiệu quả nhất, tránh lạm dụng kháng sinh, sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
         3. Đối với bệnh Vi bào tử trùng: Bệnh vi bào tử trùng là bệnh ký sinh trùng nội bào, đến nay chưa có thuốc điều trị, do đó việc sử dụng kháng sinh để phòng chống bệnh là không hiệu quả, do đó trong quá trình nuôi áp dụng biện pháp phòng bệnh như sau:
         - Xử lý ao sau mỗi vụ nuôi: Toàn bộ bùn đáy ao, chất thải trong quá trình nuôi phải được thu gom, đưa ra ngoài khu vực nuôi để phơi khô. Đáy ao đất sau mỗi vụ nuôi phải được phơi khô nứt chân chim (đối với ao không nhiễm phèn) trước khi thực hiện cải tạo đáy ao cho vụ nuôi tiếp theo. Đối với ao phủ bạt, rửa sạch bằng nước ngọt, phơi khô và khử trùng bằng nước vôi hoặc hóa chất.
         - Cải tạo đáy ao: Sử dụng vôi bột (CaO) rắc đều một lớp dưới đáy ao, sau đó cho nước vào ngâm, duy trì độ pH khoảng 11-12 (để tiêu diệt EHP còn sót lại trong đáy ao) trong khoảng 5 ngày trước khi điều chỉnh lại pH ao nuôi cho phù hợp với hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm.
         - Xử lý nước ao nuôi: Các cơ sở thực hiện lấy nước qua hệ thống ao lắng và ao xử lý (có túi lọc) để loại bỏ một số loài trung gian truyền bệnh.
         - Con giống: Chọn con giống khỏe mạnh, đã được kiểm dịch và có thực hiện xét nghiệm đảm bảo không nhiễm EHP.
         - Trong quá trình nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học để quản lý ao tôm như: Hạn chế cho người lạ vào khu vực nuôi, thực hiện khử trùng dụng cụ ngay sau khi sử dụng; nguồn nước nuôi (thay mới hoặc bổ sung vào ao  nuôi) phải được khử trùng; bờ ao phải được quây lưới chắn giáp xác và có biện pháp xua đuổi chim cò tự nhiên; cơ sở nuôi tuyệt đối không thực hiện san thưa tôm từ ao bệnh sang ao khác trong toàn bộ quá trình nuôi để tránh làm lây nhiễm bệnh từ ao này sang ao khác.
         Khi phát hiện tôm chết bất thường hoặc có biểu hiện chậm lớn khoảng 25 ngày sau thả nuôi, chủ cơ sở thực hiện khai báo với thú y cơ sở, cơ quan thú y của địa phương để thu mẫu xác định nguyên nhân và hướng dẫn xử lý.
         Đề nghị Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thị xã phối hợp cùng Đài Truyền thanh thông tin kết quả giám sát dịch bệnh trên đến các hộ nuôi tôm trong huyện, thị xã để cảnh báo, khuyến cáo kịp thời./.
 
Trần Tuấn Phong - Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng
Thông báo - hướng dẫn



















số lượt truy cập
  • Tất cả: 1349752