Lượt xem: 39
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI VI PHẠM TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN
Luật pháp có nhiều quy định đối với hoạt động khai thác thủy sản, liên quan đến tàu thuyền, nghề đánh bắt, trang thiết bị trên tàu, thuyền viên làm việc trên tàucá .v.v. nhằm bảo đảm hoạt động đánh bắt thủy sản được an toàn, bảo vệ nguồn lợi và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Tổ chức, cá nhân làm nghề khai thác thủy sản nếu không tuân thủ những quy định này sẽ bị chế tài đối với vi phạm xảy ra.

Ngoài một số vi phạm về IUU đã giới thiệu trước đây, bài viết này xin giới thiệu một số hành vi vi phạm trong khai thác thủy sản cùng hình thức xử lý.

Theo Nghị định 38/2024/NĐ-CP ngày 05/4/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, một số vi phạm trong khai thác thủy sản bị xử phạt như sau:

- Hành vi sử dụng tàu cá khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối vớitàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét (khoản 1 Điều 23);

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối vớitàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét (khoản 2 Điều 23);

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên (khoản 3 Điều 23).

- Hành vi không mang bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy phép khai thác thủy sản khi tàu cá hoạt động khai thác thủy sản

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (khoản 1 Điều 23).

- Hành vi không mang giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá khi hoạt động

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (khoản 1 Điều 33).

- Hành vi không mang theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi tàu cá hoạt động khai thác thủy sản (khoản 1 Điều 37)

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

- Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá không mang theo giấy tờ tuỳ thân

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng (khoản 1 Điều 38).

- Hành vi không đánh dấu ngư cụ hoặc đánh dấu ngư cụ không đúng quy định hoặc vứt bỏ trái phép ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (khoản 1 Điều 27).

- Hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (khoản 3 Điều 27)

- Hành vi sử dụng nghề cấm, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (khoản 4 Điều 27)

- Hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản đối với trường hợp không sử dụng tàu cá

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (khoản 1 Điều 28).

- Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (khoản 2, Điều 28).

- Hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản (khoản 3 Điều 28)

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét;Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét;Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.

- Hành vi sử dụng dòng điện trực tiếp từ điện lưới để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (khoản 4 Điều 28).

- Hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố trên tàu cá (khoản 1 Điều 29)

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét;Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 15 mét;Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

- Hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, thực vật có độc tố, hóa chất khác để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng (khoản 3 Điều 29).

- Không treo Quốc kỳ nước Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (khoản 1 Điều 30).

-Hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (khoản 4 Điều 31)

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 15 mét);Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét; Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

- Hành vi không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ trang thiết bị an toàn tàu cá (khoản 2 Điều 33)

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

- Hành vi không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã hết hạn khi hoạt động

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét (khoản 3 Điều 33);

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét (khoản 4 Điều 33);

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên (khoản 5 Điều 33).

- Hành vi không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ thiết bị thông tin liên lạc cho tàu cá (khoản 2 Điều 35)

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

- Hành vi không đánh dấu tàu nhận biết tàu cá hoặc đánh dấu sai quy định

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét (khoản 1 Điều 36).

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp tàu cá có chiềudài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét (khoản 2 Điều 36).

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét (khoản 3 Điều 36).

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên (khoản 4 Điều 36).

- Hành vi không viết số đăng ký tàu cá hoặc viết số đăng ký tàu cá không đúng quy định

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (khoản 2 Điều 37).

- Hành vi không đăng ký lại tàu cá theo quy định (khoản 3 Điều 37)

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét;Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

- Hành vi không thực hiện đăng ký sang tên chủ tàu cá đúng thời hạn quy định (khoản 4 Điều 37)

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét;Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

- Hành vi sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản mà không đăng ký tàu cá (khoản 5 Điều 37)

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét;Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

- Thuyền viên trên tàu cá không có tên trong Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (khoản 2 Điều 38).

- Thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá không có văn bằng, chứng chỉ theo quy định; Không có sổ danh bạ thuyền viên tàu cá

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (khoản 3, Điều 38).

- Hành vi không mua bảo hiểm cho thuyền viên tàu cá (khoản 4 Điều 38)

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp dưới 03 thuyền viên làm việc trên tàu cá;

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp từ 03 đến dưới 05 thuyền viên làm việc trên tàu cá;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp từ 05 đến dưới 10 thuyền viên làm việc trên tàu cá;

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp từ 10 thuyền viên trở lên làm việc trên tàu cá.

- Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên không cập cảng cá có tên trong Danh sách cảng cá chỉ định cho tàu cá hoạt động vùng khơi cập cảng để bốc dỡ thủy sản

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (khoản 1 Điều 39).

Lưu ý:

- Đối với các hành vi vi phạm như đã nêu trên, ngoài bị phạt tiền còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả nếu như Nghị định có quy định áp dụng đối với hành vi vi phạm đó.

- Mức phạt tiền như đã nêu là áp dụng đối với cá nhân, cùng hành vi vi phạm, nếu là tổ chức thì mức phạt tiền sẽ gấp 2 lần so với cá nhân.
Trần Phùng Hoàng Quân - Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng
Thông báo - hướng dẫn



















số lượt truy cập
  • Tất cả: 1498068