Kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Ngày 26/4/2024, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025 ban hành Kế hoạch số 12/KH-BCÐUBND kiểm tra, giám sát, đánh giá, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Tại Kế hoạch số 12/KH-BCÐUBND quy định đối tượng thực hiện gồm các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; người dân trên địa bàn thụ hưởng Chương trình.

Ngoài ra, tại Kế hoạch của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025 quy định 04 nội dung kiểm tra, giám sát, đánh giá, tập huấn tổ chức thực hiện chương trình gồm:

Thứ nhất, tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình ở cấp tỉnh và các cấp địa phương

- Về nội dung kiểm tra, giám sát gồm: (1) Kiểm tra, giám sát việc tổ chức chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện các văn bản Trung ương, tỉnh quản lý thực hiện Chương trình. Việc xây dựng các văn bản quản lý của địa phương; hệ thống văn bản quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; lập kế hoạch thực hiện giai đoạn 5 năm và kế hoạch năm 2024; truyền thông, tăng cường năng lực quản lý chương trình, dự án thành phần...(2) Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình: Tiến độ, mức độ, kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ; khối lượng, kế hoạch thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc chương trình. (3) Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024: Huy động sử dụng vốn thực hiện chương trình; tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thực hiện các Tiểu dự án, Dự án, nội dung thành phần thuộc chương trình (giải ngân, thanh toán, quyết toán, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (nếu có). (4) Kiểm tra, giám sát năng lực tổ chức thực hiện, việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, quản lý đầu tư, biện pháp xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của chủ dự án thành phần, cơ quan chủ trì chương trình. (5) Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ giám sát, đánh giá chương trình của chủ dự án thành phần. (6) Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình, kết quả xử lý các vướng mắc, khó khăn thuộc thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.

- Về nội dung đánh giá năm: (1) Đánh giá công tác quản lý chương trình thực hiện năm 2024 gồm: kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; công tác điều phối, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin, công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử. (2) Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn. (3) Mức độ đạt được kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ so với kế hoạch năm 2024, giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền giao. (4) Tồn tại, vướng mắc phát sinh và nguyên nhân. (5) Phương hướng, giải pháp thực hiện năm tiếp theo.

 - Về nội dung đánh giá giữa kỳ: (1) Đánh giá công tác quản lý chương trình, gồm: kết quả xây dựng các văn bản quản lý của Sở, ngành và địa phương, tổ chức thực hiện chương trình; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; hoạt động truyền thông, thông tin, công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử. (2) Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn. (3) Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ gồm: Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình so với mục tiêu chương trình đã được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt; mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chương trình đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch giai đoạn 5 năm. (4) Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. (5) Đề xuất các giải pháp thực hiện chương trình từ thời điểm đánh giá đến năm cuối giai đoạn 5 năm, bao gồm đề xuất điều chỉnh chương trình (nếu có).

- Về nội dung đánh giá đột xuất: (1) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án đến thời điểm đánh giá so với mục tiêu đầu tư; mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so sánh với kế hoạch được phê duyệt. (2) Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; ảnh hưởng của những phát sinh đến việc thực hiện chương trình, khả năng hoàn thành mục tiêu của chương trình. (3) Đề xuất giải pháp cần thiết.

- Về quy trình, phương pháp, biểu mẫu kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện theo Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Thứ hai, tổ chức tập huấn

Tập huấn về quy trình, phương pháp, biểu mẫu và trình tự thủ tục quy định tại Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Tập huấn và vận hành phần mềm giám sát đánh giá, đảm bảo thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin giám sát và đánh giá phục vụ kịp thời cho yêu cầu quản lý Chương trình. Triển khai các văn bản của Trung ương, tỉnh thực hiện Chương trình.

Thứ ba, tham dự các khóa đào tạo, tập huấn và dự hội nghị, hội thảo thuộc Chương trình theo yêu cầu của trung ương

Thứ tư, tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng, huy động người dân tham gia giám sát cộng đồng. Tổ chức giám sát, phản biện xã hội đối với các chính sách của Chương trình./.

Hồng Vân

Thông báo mới




No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
THƯ VIỆN VIDEO
Hoạt động truyền thông giáo dục về bạo lực gia đình và tảo hôn
  • Hoạt động truyền thông giáo dục về bạo lực gia đình và tảo hôn (04/06/2024)
  • Hoạt động hòa giải cơ sở (04/06/2024)
  • Thông tin, tuyên truyền về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh và các Ngành Tư pháp tỉnh năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 (02/04/2024)
1 2 3 4 5  ... 
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 3541318