Trợ giúp pháp lý cho đối tượng là người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện và nâng cao. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, giúp cho việc tiếp cận thông tin và hoạt động giao tiếp ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Bên cạnh, những tích cực đem lại vẫn tồn tại nhiều mặt tiêu cực đặc biệt là đối với người chưa thành niên. 

Đối với người chưa thành niên, đây là độ tuổi đang được giáo dục phổ thông, giáo dục cơ bản về nhận thức, ý thức, đạo đức trong đó có ý thức chấp hành pháp luật. Ở độ tuổi thanh thiếu niên là độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất nhưng về tâm sinh lý có những bất ổn, thậm chí nổi loạn, thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc dẫn đến thực hiện những hành vi có tính chất một phát, thiếu sự điều khiển của lý trí, có thể dẫn đến hành vi phạm tội. Có thể thấy rằng, một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh hành vi phạm tội đối với người chưa thành niên như: chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, chưa có khả năng kiểm soát được suy nghĩ, hành vi của mình, do đó dễ bị chi phối bởi các tác động bên ngoài, dễ bị rủ rê, lôi kéo và thực hiện các hành vi sai trái một cách thiếu suy nghĩ. Đa phần khi thực hiện hành vi phạm tội thì họ đều chủ quan hoặc không xác định được hành vi ấy sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, yếu tố về gia đình và môi trường trường sống cũng tác động rất lớn đến tâm sinh lý của đối tượng này.

 Tại khoản 3, khoản 5 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định người được trợ giúp pháp lý là “trẻ em” và “người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi”. Đây là cơ sở pháp lý đã tạo cơ hội và những điều kiện cần thiết để cho nhóm đối tượng này được tiếp cận dịch vụ pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý được quy định tại khoản 1 điều 31 Luật Trợ giúp pháp lý 2017; Khoản 2 điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Trong những năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Sóc Trăng đã cử người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng) tham gia bào chữa miễn phí cho rất nhiều đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý là người chưa thành niên. Cụ thể ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2021 Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện bào chữa miễn phí cho 109 vụ án liên quan đến đối tượng được trợ giúp pháp lý là người từ đủ 16 đến dưới 18.

Đối với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Sóc Trăng, trong thời gian tới tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, đồng thời tăng cường tổ chức các hội nghị tập huấn cho đối tượng Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng tham gia tố tụng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người hưởng chính sách trợ giúp pháp lý một các tốt nhất đặc biệt là người chưa thành niên phạm tội.

Trung tâm TGPL

Thông báo mới




No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
THƯ VIỆN VIDEO
Hoạt động truyền thông giáo dục về bạo lực gia đình và tảo hôn
  • Hoạt động truyền thông giáo dục về bạo lực gia đình và tảo hôn (04/06/2024)
  • Hoạt động hòa giải cơ sở (04/06/2024)
  • Thông tin, tuyên truyền về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh và các Ngành Tư pháp tỉnh năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 (02/04/2024)
1 2 3 4 5  ... 
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 3538002