Kết quả kiểm tra theo dõi thi hành pháp luật lĩnh vực giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2020
Ngày 20/3/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã ký Quyết định số 746/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch liên ngành và thành lập Đoàn kiểm tra theo dõi thi hành pháp luật lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nhằm đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật, phát hiện những hạn chế, bấp cập, từ đó kịp thời đề ra những biện pháp khắc phục, tháo gỡ cũng như đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm.

Thực hiện Kế hoạch liên ngành số 21/KHLN/TP-TNMT-NHNN ngày 12/3/2020 thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2020. Đoàn kiểm tra liên ngành gồm có: Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng do đồng chí Huỳnh Hoàng Vũ, Phó Giám đốc Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, khảo sát tại 03 đơn vị cấp huyện (Trần Đề, Mỹ Tú và thị xã Vĩnh Châu); 06 đơn vị cấp xã và 03 tổ chức tín dụng.

Tại các buổi làm việc Đoàn kiểm tra nghe các đơn vị được kiểm tra thông qua báo cáo, ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của các đơn vị và tổng hợp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật. Đồng thời, Đoàn kiểm tra tập trung vào các nội dung như: trao đổi, thảo luận, hướng dẫn nghiệp vụ, giải đáp một số khó khăn, vướng mắc và tiến hành kiểm tra thực tế hồ sơ về trình tự, thủ tục, quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thời hạn giải quyết hồ sơ, trả kết quả đăng ký, cung cấp thông tin theo quy định; việc từ chối đăng ký; quản lý, cập nhật hồ sơ, sổ sách về đăng ký biện pháp bảo đảm; lưu trữ hồ sơ; niêm yết công khai các thủ tục hành chính có liên quan đăng ký giao dịch bảo đảm và công tác chứng thực hợp đồng giao dịch bảo đảm tại UBND cấp xã…

Qua kiểm tra Đoàn đã ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác đăng ký biện pháp bảo đảm, công tác chứng thực hợp đồng giao dịch bảo đảm tại các địa phương như: Địa phương có quan tâm xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện công tác đăng ký biện pháp bảo đảm, công tác chứng thực và chỉ đạo, điều hành kịp thời, đúng tiến độ; chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn văn bản liên quan đến công tác đăng ký giao dịch bảo đảm, công tác chứng thực. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công chức, viên chức và người dân tại địa phương; việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được thực hiện ngay trong ngày đảm bảo thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp; thực hiện tốt việc lưu trữ hồ sơ, phối hợp tốt với các tổ chức hành nghề công chứng, chứng thực và các cơ quan tổ chức có liên quan trong hoạt động đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm; thực hiện ký từng trang và ký, đóng dấu giáp lai đúng quy định; thực hiện đúng quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; kết quả thực hiện công tác đăng ký biện pháp bảo đảm, công tác chứng thực hợp đồng thế chấp đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, biểu mẫu theo quy định. Địa phương cũng quan tâm đến việc xem xét miễn lệ phí cho người dân theo quy định tại Điều 4 Nghị định 55/2015/NĐ-CP.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác đăng ký biện pháp bảo đảm và công tác chứng thực hợp đồng giao dịch bảo đảm vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Hồ sơ lưu (Giấy CMND, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận QSDĐ...) chỉ là bản chụp photo không có sao y hoặc ký xác nhận đối chiếu theo quy định; Nội dung lời chứng thực vẫn còn ghi “tại thời điểm chứng thực, các bên tham gia hợp đồng, giao dịch minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện thỏa thuận giao kết hợp đồng và đã ký/điểm chỉ vào hợp đồng, giao dịch này trước mặt tôi”... trong khi đó, các tổ chức tín dụng thì không có ký trước mặt mà chỉ gửi mẫu dấu và chữ ký nhưng cán bộ không bổ sung thêm nội dung theo hướng dẫn Nghị định 23/2016/NĐ -CP vào nội dung lời chứng dẫn đến nội dung lời chứng không đầy đủ theo quy định pháp luật; Một số hợp đồng thế chấp không có ngày, tháng, năm ký hợp đồng; Một số hợp đồng ủy quyền tại UBND cấp xã cũng thiếu ngày, tháng, năm ký hợp đồng ủy quyền; Một số hợp đồng thế chấp do cấp phó ký nhưng không thể hiện văn bản được ủy quyền theo quy định pháp luật về dân sự; Một số đơn vị cấp xã chưa xem xét miễn lệ phí chứng thực cho người dân theo quy định Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Một số tổ chức tín dụng chưa cung cấp hồ sơ theo quy định để các cơ quan xem xét miễn lệ phí cho người dân vay vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn theo quy định Nghị định 55/2015/NĐ-CP...

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra kết luận sơ bộ kết quả kiểm tra và đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế. Đề xuất, kiến nghị đối với từng đơn vị được kiểm tra tiến hành khắc phục những hạn chế mà Đoàn kiểm tra chỉ ra. Đồng thời, nắm bắt được thực tiễn áp dụng pháp luật, phát huy hơn nữa những mặt đã đạt được trong công tác đăng ký biện pháp bảo đảm, công tác chứng thực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của công dân, thực hiện có hiệu quả các yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

                                                          Phòng QLXLVPHC&TDTHPL

Thông báo mới




No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
THƯ VIỆN VIDEO
Hoạt động truyền thông giáo dục về bạo lực gia đình và tảo hôn
  • Hoạt động truyền thông giáo dục về bạo lực gia đình và tảo hôn (04/06/2024)
  • Hoạt động hòa giải cơ sở (04/06/2024)
  • Thông tin, tuyên truyền về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh và các Ngành Tư pháp tỉnh năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 (02/04/2024)
1 2 3 4 5  ... 
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 3538776