Một số nội dung xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi trong phòng, chống dịch COVID-19
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Một số nội dung xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi trong phòng, chống dịch COVID, như sau:
        I. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, căn cứ pháp lý
        1. Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
       1.1.Hành vi vi phạm: Cung cấp hoặc đưa tin sai về số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm so với số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế đã công bố.
         - Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
         - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 03 ngày đối với hành vi này.
         - Căn cứ pháp lý: Điểm a, khoản 2 Điều 5 và điểm a, khoản 5 Điều 5 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.
         1.2. Hành vi vi phạm: Không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
         - Hình thức xử phạt: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
         - Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP .
         1.3. Hành vi vi phạm: Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
         Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
         - Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
         - Căn cứ pháp lý: Điểm a, điểm b, khoản 2, Điều 6 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.
         1.4. Hành vi vi phạm: Không bảo đảm điều kiện an toàn sinh học sau khi được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 3 hoặc cấp 4;
         Thực hiện việc xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học;
         - Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
         - Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động xét nghiệm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
         - Căn cứ pháp lý: Điểm a, điểm b, khoản 4 và điểm a, khoản 6 Điều 7 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.
         1.5. Hành vi vi phạm: Không tuân thủ quy định về quy trình, kỹ thuật xét nghiệm, thu thập, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi và tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
         - Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
         - Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
         - Căn cứ pháp lý: Điểm c, khoản 4 và điểm b, khoản 6 Điều 7 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.
         1.6. Hành vi vi phạm: Không khai báo hoặc khai báo không trung thực, kịp thời diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ;
         Không tuân thủ chỉ định, hướng dẫn phòng, chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
         Không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã) nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
         - Hình thức xử phạt: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
         - Căn cứ pháp lý: Điểm a, điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 9 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.
         1.7. Hành vi vi phạm: Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP;
         Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.
         - Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
         - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.
         - Căn cứ pháp lý: Điểm a, điểm b, khoản 1 và khoản 3 Điều 10 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.
         1.8. Hành vi vi phạm: Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật;
         Thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.
         - Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
         - Căn cứ pháp lý: Điểm c, điểm d, khoản 1 Điều 10 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.
         1.9. Hành vi vi phạm: Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
         Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
         - Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
         - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.
         - Căn cứ pháp lý: Điểm a, điểm b, khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.
         1.10. Hành vi vi phạm: Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;
        Không thông báo Ủy ban nhân dân và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.

(Áp dụng điểm a, khoản 1 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP để xử phạt hành vi vi phạm không đeo khẩu trang tại nơi công cộng hoặc tại những nơi khác theo hướng dẫn của cơ quan y tế)

- Hình thức xử phạt: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

- Căn cứ pháp lý: Điểm a, điểm b, khoản 1, Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

1.11. Hành vi vi phạm: Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch.

- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

- Căn cứ pháp lý: Điểm a, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

1.12. Hành vi vi phạm: Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch.

- Hình thức xử phạt: : Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch

- Căn cứ pháp lý: Điểm b, khoản 2 và điểm a, khoản 7 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

1.13. Hành vi vi phạm: Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch;

Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực vật và vật khác là trung gian truyền bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

- Căn cứ pháp lý: Điểm a, điểm c khoản 3 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.
       1.14. Hành vi vi phạm: Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
         Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;
        Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng (Như các quy định hạn chế theo Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Căn cứ pháp lý: Điểm a, điểm b, điểm c, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

1.15. Hành vi vi phạm: Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A;

Đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;

- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

- Căn cứ pháp lý: Điểm a, điểm b, khoản 5 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

1.16. Hành vi vi phạm: Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A

- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác.

- Căn cứ pháp lý: Điểm c, khoản 5 và điểm c, khoản 7 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

1.17. Hành vi vi phạm: Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch;

Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;

Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;

(Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính khi đã ban bố tình trạng khẩn cấp theo quy định Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007)

- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

- Căn cứ pháp lý: Điểm a, điểm b, điểm c, khoản 6 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

1.18. Hành vi vi phạm: Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.

(Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính khi đã ban bố tình trạng khẩn cấp theo quy định Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007)

- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác.

- Căn cứ pháp lý: Điểm d, khoản 6 và điểm c, khoản 7 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

1.19. Hành vi vi phạm: Sử dụng người mắc bệnh truyền nhiễm trực tiếp làm những việc có nguy cơ gây lây lan bệnh truyền nhiễm cho người khác hoặc ra cộng đồng.

- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

- Căn cứ pháp lý: Điều 13 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

1.20. Hành vi vi phạm: Thải, bỏ các chất, vật dụng có khả năng làm lây lan bệnh truyền nhiễm gây dịch.

(Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thải, bỏ khâu trang đã sử dụng ra môi trường có khả năng làm lây lan bệnh truyền nhiễm)

- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

- Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 (Hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

2. Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2014 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến.

2.1. Hành vi vi phạm: Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước;

Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác.

- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm; Tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm (khoản 5, Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP).

- Căn cứ pháp lý: Điểm a, điểm b, điểm đ, khoản 3 và khoản 5 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP.

2.2. Hành vi vi phạm: Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;

Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

- Căn cứ pháp lý: Điểm e và điểm g, khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP.

Mức phạt tiền quy định nêu trên được áp dụng đối với tổ chức. Cá nhân thực hiện cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Từ ngày 15/4/2020, các quy định tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP sẽ được thay thế bởi Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

- Hành vi vi phạm: Hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân.

- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.

- Căn cứ pháp lý:  Điểm a, điểm d, khoản 1 và khoản 3 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP.

Mức phạt tiền quy định nêu trên được áp dụng đối với tổ chức. Cá nhân thực hiện cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Lưu ý: Đối với người có hành vi vi phạm như tung tin giả mạo, không đúng sự thật về dịch bệnh Covid-19 trước ngày 15/4/2020, nhưng bị lập biên bản vi phạm hành chính từ ngày 15/4/2020 thì áp dụng Nghị định 15/2020/NĐ-CP để xử phạt (theo khoản 2 Điều 123 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

3. Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

3.1. Hành vi vi phạm: Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa Điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;

Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.

- Hình thức xử phạt:

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu vi phạm nhiều lần, tái phạm.

-  Căn cứ pháp lý: Khoản 5, Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản  Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP; khoản 3, Điều 18 Nghị định 177/2013/NĐ-CP.

3.2. Hành vi vi phạm: Hành vi bán giá cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá.

- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.

- Căn cứ pháp lý: khoản 3 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.

II. Thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm nêu trên

* Đối với Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:

1. Chủ tịch UBND các cấp: Điều 89 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP

2. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra y tế (Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Sở Y tế và Chi Cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế ) khoản 1, khoản 2 Điều 90 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

3. Thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 90 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

* Đối với Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo Điều 42, Điều 43, Điều 44 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP

* Đối với Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2014 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo Điều 95, Điều 96 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP.

* Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử:

        Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 120 Nghị định 15/2020/NĐ-CP./.

Phòng QLXLVPHC&TDTHPL

Thông báo mới




No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
THƯ VIỆN VIDEO
Hoạt động truyền thông giáo dục về bạo lực gia đình và tảo hôn
  • Hoạt động truyền thông giáo dục về bạo lực gia đình và tảo hôn (04/06/2024)
  • Hoạt động hòa giải cơ sở (04/06/2024)
  • Thông tin, tuyên truyền về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh và các Ngành Tư pháp tỉnh năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 (02/04/2024)
1 2 3 4 5  ... 
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 3541232