MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 117/2024/NĐ-CP NGÀY 18/9/2024 CỦA CHÍNH PHỦ
Ngày 18/9/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi chung là Nghị định số 117/2024/NĐ-CP). Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2024.

Nghị định số 117/2024/NĐ-CP bao gồm 04 Điều, có những nội dung cơ bản sau:

1. Về những quy định chung (sửa đổi, bổ sung một số quy định của Chương I Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

1.1. Về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính (Điều 2 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

Nghị định số 117/2024/NĐ-CP bổ sung tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 và bổ sung khoản 3 Điều 2 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP) như sau:

i. Bổ sung thêm các tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp để bảo đảm tính đầy đủ: Bổ sung “chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hành nghề luật sư; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức đấu giá tài sản” (điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP).

ii. Bổ sung quy định hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân để bảo đảm phù hợp với quy định của khoản 5 Điều 3 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP (điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP).

1.2. Về biện pháp khắc phục hậu quả

Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung để bảo đảm phù hợp với Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.

1.3. Về quy định về hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần

Nghị định số 117/2024/NĐ-CP bổ sung quy định về hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần để bảo đảm phù hợp với quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020)

1.4.Về việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả

Nghị định số 117/2024/NĐ-CP bổ sung quy định về việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó quy định việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động để phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Xử vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) – Điều 4b được bổ sung.

2. Về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp

2.1. Sửa đổi, bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP

Nghị định số 117/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung để phù hợp quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.

2.2. Sửa đổi, bổ sung hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư (Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

Tách hành vi “Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng; tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác” tại điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thành 02 điểm, khoản với mức phạt khác nhau để bảo đảm phù hợp, thống nhất với Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 của Ủy ban thường vụ Quốc hội xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Hành vi còn lại của điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP được sửa thành “Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác”. Đồng thời, bổ sung hành vi “Thực hiện hoạt động dịch vụ pháp lý khác không đúng theo quy định tại Điều 30 của Luật Luật sư”(được bổ sung bởi điểm g khoản 7 Điều 6) để bảo đảm phù hợp với quy định của Điều 30 Luật Luật sư.

2.3. Sửa đổi, bổ sung hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư (Điều 7 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

Nghị định số 117/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung hành vi “Không thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động sau khi đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư”“Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật của tổ chức mình” tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP để phù hợp với quy định khoản 6 Điều 40, khoản 2 Điều 41 của Luật Luật ; Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2.4. Sửa đổi, bổ sung hành vi vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư (Điều 8 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

Nghị định số 117/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP từ “Đăng ký tập sự hành nghề luật sư, đăng ký gia nhập Đoàn luật sư trái quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức xã hội- nghề nghiệp của luật sư” thành “Đăng ký tập sự hành nghề luật sư, đăng ký gia nhập Đoàn luật sư không đúng quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức xã hội -nghề nghiệp của luật sư” để bảo đảm tính chính xác, đầy đủ.

Bổ sung hành vi “Không lập, quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu theo quy định” (được bổ sung bởi điểm h khoản 3 Điều 8 Nghị định số 82/2020/NĐ- CP) theo quy định của khoản 2 Điều 25 Thông tư số 05/2021/TT-BTP ngày 24/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

2.5. Sửa đổi, bổ sung hành vi vi phạm quy định liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch (Điều 12 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

Chuyển hành vi “Giả mạo chữ ký của công chứng viên” từ điểm b khoản 6 Điều 15 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP để bổ sung vào điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định này và hành vi tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP được sửa thành Giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng; giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch để công chứng hợp đồng, giao dịch; giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng; giả mạo chữ ký của công chứng viên”.

2.6. Sửa đổi, bổ sung hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng (Điều 15 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

Nghị định số 117/2024/NĐ-CP đã bổ sung 01 hành vi và sửa đổi 01 hành vi về vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng để bảo đảm đầy đủ, chính xác và phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, cụ thể: Bổ sung hành vi “Công chứng viên hướng dẫn tập sự không nhận xét đầy đủ theo quy định về quá trình tập sự hành nghề công chứng đối với người tập sự do mình hướng dẫn” theo quy định của khoản 3 Điều 10 Thông tư số 04/2015/TT-BTP ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng và sửa đổi, bổ sung hành vi tại điểm d khoản 3 Điều 15 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP từ “Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng theo quy định, thù lao công chứng đã xác định và chi phí khác đã thoả thuậnthành Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng theo quy định, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng đã xác định và chi phí khác đã thoả thuận” để phù hợp với Luật Giá năm 2023. Theo đó, tại Luật Giá năm 2023 đã sửa đổi Điều 67 Luật Công chứng năm 2014 về thù lao công chứng thành giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng.

2.7. Sửa đổi, bổ sung hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng (Điều 16 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

Để phù hợp với quy định của Luật Giá năm 2023 như đã nêu trên, Nghị định số 117/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định của điểm a khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều 16 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP theo hướng sửa cụm từ “thù lao công chứngthành “giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng”.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng đã bổ sung các hành vi vi phạm tại các điểm d, đ, e, và g vào sau điểm c khoản 3 Điều 16 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP; bổ sung hành vi tại điểm c vào sau điểm b khoản 6 Điều 16 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP để bảo đảm phù hợp với các văn quy phạm pháp luật mới ban hành cũng như xử lý các hành vi vi phạm phát sinh trong thực tiễn.

2.8. Sửa đổi, bổ sung hành vi vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên (Điều 17 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

- Gộp hành vi tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Nghị định số 82/2020/NĐ- CP thành hành vi “Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Bổ sung hành vi “Hội công chứng viên không tham gia bàn giao hồ sơ công chứng giữa Phòng công chứng bị giải thể hoặc Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động với tổ chức hành nghề công chứng khác theo quy định” tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP theo khoản 2 Điều 21 Thông tư số 01/2021/TT-BTP.

2.9. Bổ sung quy định xử lý đối với hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp (Điều 17a được bổ sung)

Nghị định bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến phòng chống rửa tiền tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp theo Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 05/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2021 2025.

Đồng thời, Nghị định số 117/2024/NĐ-CP cũng bổ sung thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi này cho công chức, viên chức Sở Tư pháp, công chức Thanh tra Bộ Tư pháp và công chức các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp; bổ sung thẩm quyền xử phạt cho Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Bổ trợ tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.

2.10. Bổ sung hành vi vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp (Điều 20 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

Nghị định số 117/2024/NĐ-CP bổ sung điểm m vào sau điểm l khoản 2 Điều 20 hành vi “Từ chối tiếp nhận, thực hiện giám định pháp không lý do chính đáng” để xử lý trường hợp giám định viên tư pháp khi được trưng cầu giám định nhưng từ chối giám định tư pháp nhằm né tránh trách nhiệm hoặc làm ảnh hưởng đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng.

2.11. Sửa đổi, bổ sung hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên (Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

Để bảo đảm tính cụ thể, rõ ràng đầy đủ, Nghị định số 117/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung hành vi tại các điểm b, c và g khoản 3 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP. Theo đó:

(i) Hành vi tại điểm b và điểm c khoản 3 được sửa lại theo hướng liệt kê để bảo đảm tính rõ ràng, tránh cách hiểu khác nhau thành: Không dừng cuộc đấu giá theo đề nghị của người có tài sản khi người tham gia đấu giá có một trong các hành vi sau: thông đồng, móc nối để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản; cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá; đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;

Không truất quyền tham dự cuộc đấu giá khi người tham gia đấu giá một trong các hành vi sau: cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá; thông đồng, móc nối để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản; cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá; đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.

(ii) Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 3 theo hướng bổ sung hành vi “điều hành cuộc đấu giá không đúng trình tự, thủ tục theo quy định trong quá trình tổ chức đấu giá” bên cạnh hành vi đã được quy định là hành vi “điều hành cuộc đấu giá không đúng hình thức đấu giá, phương thức đấu giá theo quy chế cuộc đấu giá đã ban hành” để bảo đảm tính đầy đủ và xử lý các hành vi vi phạm phát sinh trong thực tiễn.

2.12. Sửa đổi hành vi vi phạm quy định của người tham gia đấu giá, người tài sản đấu giá người khác liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản (Điều 23 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

Bổ sung các hành vi vi phạm tại các điểm i k vào sau điểm h khoản 1; bổ sung hành vi tại điểm c, d, đ vào sau điểm b khoản 3 Điều 23 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP để bảo đảm phù hợp với các văn quy phạm pháp luật mới ban hành cũng như xử các hành vi vi phạm phát sinh trong thực tiễn.

2.13. Sửa đổi, bổ sung hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản (Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

Nghị định số 117/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung hành vi tại điểm g khoản 1 Điều 24 từ “Không niêm yết, không công khai thù lao dịch vụ đấu giá tài sảnthành Không niêm yết, không công khai giá dịch vụ đấu giá tài sản” do Luật Giá năm 2023 đã thay thế cụm từ “thù lao dịch vụ đấu giá” bằng cụm từ “giá dịch vụ đấu giá”.

Bổ sung 02 hành vi tại các điểm m n vào sau điểm l khoản 1 Điều 24 để phù hợp với điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư số 06/2017/TT-BTP ngày 16/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về chương trình khung của khóa, đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá, việc tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá và biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản và Điều 34 Luật Đấu giá tài sản.

2.14. Sửa đổi, bổ sung hành vi vi phạm quy định về việc thành lập, đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, chi nhánh của trung tâm trọng tài, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; việc thành lập, đăng ký hoạt động trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh trung tâm hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam (Điều 25 và Điều 28 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

Nghị định số 117/2024/NĐ-CP đã bổ sung hành vi “Khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, chi nhánh của trung tâm trọng tài, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; việc thành lập, đăng ký hoạt động trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh trung tâm hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam để bảo đảm tính đầy đủ và xử lý các hành vi phát sinh trong thực tiễn.

2.15. Sửa đổi, bổ sung hành vi vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng thừa phát lại (Điều 33 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

Nghị định sửa đổi, bổ sung hành vi tại điểm a, điểm b, điểm d khoản 1, bổ sung hành vi tại điểm e vào sau điểm đ khoản 2 Điều 33 Nghị định số 82/2020/NĐ- CP để bảo đảm tính ràng, đầy đủ xử hành vi phát sinh thực tiễn.

2.16. Sửa đổi, bổ sung hành vi vi phạm quy định về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ (Điều 34 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

Nghị định số 117/2024/NĐ-CP bổ sung 02 hành vi tại khoản 2 Điều 34 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt tổ chức hành nghề công chứng: Hành vi “Không chứng thực đầy đủ chữ ký của tất cả những người đã ký trong văn bản yêu cầu chứng thực chữ ký” và hành vi “Cộng tác viên dịch thuật không đăng ký lại chữ ký mẫu khi thay đổi chữ ký theo quy định”.

2.17. Sửa đổi, bổ sung hành vi vi phạm quy định về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (Điều 48 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

Nghị định số 117/2024/NĐ-CP bổ sung 02 hành vi vi phạm về hoạt động hòa giải sở tại khoản 1 Điều 48 với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng: Hành vi “Cản trở hoạt động hòa giải ở cơ sở đối với tổ hòa giải, hòa giải viên” và hành vi “Cản trở các bên giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn bằng hòa giải ở cơ sở”. Các hành vi này vi phạm chính sách của Nhà nước về hòa giải cơ sở: “Khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở và các hình thức hòa giải thích hợp khác” tại khoản 1 Điều 5 Luật Hòa giải cơ sở và nguyên tắc “tự nguyện” trong hòa giải ở cơ sở.

Đồng thời, sửa tên Điều 48 thành Hành vi vi phạm quy định về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở” để bảo đảm thống nhất với việc bổ sung 02 hành vi vi phạm nêu trên.

2.18. Hành vi vi phạm quy định về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp (Điều 50 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

Nghị định số 117/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung quy định của Điều 50 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP để phù hợp với những quy định mới tại Nghị định số 26/2024/NĐ-CP về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp (thay thế Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật).

2.19. Sửa đổi, bổ sung hành vi vi phạm quy định về khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu, đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm (Điều 55 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

Để bảo đảm tính thống nhất với quy định tại Nghị định số 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm. Nghị định số 117/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 55 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP theo hướng bổ sung cụm từ “mã số sử dụng cơ sở dữ liệu” vào trước cụm từ “tài khoản đăng ký trực tuyến”. Đồng thời, thay cụm từ “sổ đăng ký về biện pháp bảo đảm” bằng cụm từ “đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm”.

2.20. Sửa đổi, bổ sung hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên; đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân; đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh tài sản (Điều 78 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

Nghị định số 117/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung vào khoản 1 Điều 78 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP về hành vi “Khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề quản tài viên; đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân; đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản” để bảo đảm phù hợp yêu cầu thực tiễn.

Chi tiết xem tại Nghi đinh so 117.2024.NĐ-CP.pdf./.

                                                                           Thanh tra Sở Tư pháp

 

Thông báo mới




No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
THƯ VIỆN VIDEO
Hoạt động truyền thông giáo dục về bạo lực gia đình và tảo hôn
  • Hoạt động truyền thông giáo dục về bạo lực gia đình và tảo hôn (04/06/2024)
  • Hoạt động hòa giải cơ sở (04/06/2024)
  • Thông tin, tuyên truyền về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh và các Ngành Tư pháp tỉnh năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 (02/04/2024)
1 2 3 4 5  ... 
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 3751113