Về công tác tuyên truyền:
(1) Nội dung tuyên truyền
- Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và vai trò to lớn của Nhân dân trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
- Tinh thần cảnh giác cách mạng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chia rẽ lòng tin của Nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa phương, tình đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau của Nhân dân trên khu vực biên giới biển.
- Tuyên truyền về lịch sử, truyền thống anh hùng; vai trò, vị trí, nhiệm vụ của lực lượng Bộ đội Biên phòng trong sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới trong tình hình mới. Tình đoàn kết, gắn bó máu thịt giữa lực lượng Bộ đội Biên phòng với cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân trên khu vực biên giới biển; nội dung “Ngày hội Biên phòng toàn dân” và phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
- Giới thiệu, biểu dương gương người tốt, việc tốt; tôn vinh các tập thể, hộ gia đình, cá nhân tiêu biểu trong tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới; thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Đảng, Nhà nước, địa phương phát động.
(2) Hình thức tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình địa phương; tuyên truyền lưu động và trên các phương tiện thông tin đại chúng; qua các buổi gặp mặt, hội họp, giao lưu văn hóa, văn nghệ tại địa phương,...; băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền cổ động kỷ niệm “Ngày hội Biên phòng toàn dân” và “Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng”.
Về tổ chức Ngày hội Biên phòng toàn dân:
(1) Cách thức tổ chức: Tùy theo tình hình thực tế của địa phương, việc tổ chức Ngày hội được thực hiện trong phạm vi, quy mô như sau:
- Tổ chức phạm vi toàn xã (phường, thị trấn) khu vực biên giới biển, do đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì.
- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và Đồn Biên phòng phối hợp tổ chức thực hiện.
- Tùy theo điều kiện, địa phương lựa chọn một trong các địa điểm sau để tổ chức Ngày hội: Nhà văn hóa xã, khu vực sinh hoạt cộng đồng, Đồn Biên phòng......
(2) Thành phần tham dự
- Lãnh đạo Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban ngành, đoàn thể cấp huyện ở khu vực biên giới biển (Đối với đơn vị chỉ đạo điểm mời: Lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; đại diện Lãnh đạo các Sở, ngành tỉnh có liên quan; Lãnh đạo Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn khu vực biên giới biển tham dự).
- Đại biểu Bộ Chỉ huy và các phòng chức năng thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
- Đại biểu cấp ủy, chính quyền địa phương nơi tổ chức Ngày hội.
- Chỉ huy và cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng.
- Bí thư Chi bộ ấp, khóm, các tổ chức quần chúng.
- Đại diện các hộ gia đình, người có uy tín, người tiêu biểu trong đồng bào dân tộc, tổ tàu thuyền đoàn kết, an toàn.
- Đại diện các tập thể, cá nhân được khen thưởng.
- Đại diện Lãnh đạo Công an, Quân sự cấp huyện và các mạnh thường quân…
- Các cơ quan thông tấn, báo chí.
- Trong điều kiện cho phép, có thể mời đại diện Lãnh đạo các đơn vị, địa phương kết nghĩa, các xã tiếp giáp,..
(3) Thời gian diễn ra 1/2 ngày đến 01 ngày, trong khoảng từ ngày 10/2 đến hết ngày 03/3/2025.
(4) Địa điểm:
- Tổ chức điểm: Chọn phường 1, thị xã Vĩnh Châu làm điểm để chỉ đạo tổ chức “Ngày hội Biên phòng toàn dân” năm 2025.
- Cấp xã: Tổ chức đồng loạt tại 10 xã, phường, thị trấn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng.
(5) Chương trình
* Phần lễ (không quá 60 phút)
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia” (theo Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ); tham luận, trao đổi, phát huy sáng kiến của Nhân dân tham gia xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
- Tặng Kỷ niệm chương “Vì chủ quyền an ninh biên giới”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc”; trao khen thưởng cho các tập thể, cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu trong xây dựng và bảo vệ biên giới; trao cờ lưu niệm cho các đội tham gia các hoạt động của Ngày hội.
- Thăm hỏi tặng quà các gia đình chính sách, các cháu được đỡ đầu trong Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi Đồn Biên phòng”; Dự án “Cán bộ, chiến sỹ Quân đội nâng bước em tới trường” và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học tốt ở khu vực biên giới biển.
- Tặng Nhà “Đại đoàn kết”, “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đồng đội”, tặng con giống, vật nuôi (dê giống, bò giống) cho các hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn,...
* Phần hội
- Tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, trò chơi dân gian truyền thống theo phong tục, tập quán địa phương.
- Tổng kết trao thưởng cho tập thể, cá nhân tham dự phần hội.
- Tùy từng điều kiện, các địa phương có thể tổ chức “Bữa cơm đoàn kết, ấm tình quân dân” phù hợp.
Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng quy định trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Dân tộc tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Sóc Trăng, Hội Khuyến học tỉnh, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố không thuộc biên giới biển./.
Hồng Vân