Quy định về tiêu chuẩn chức danh công chứng viên, đấu giá viên, hỗ trợ pháp lý
Ngày 26/12/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 15/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công chứng viên, đấu giá viên, hỗ trợ pháp lý và hỗ trợ nghiệp vụ trong lĩnh vực tư pháp.

Theo đó, Thông tư quy định như sau:

Về tiêu chuẩn chức danh công chứng viên

Nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp công chứng viên

Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch công chứng trong phạm vi địa phương hoặc theo phân công. Chủ trì hoặc tham gia thực hiện sơ kết, tổng kết, chế độ báo cáo, thống kê về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương với cơ quan quản lý nhà nước về công chứng; tham gia, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thanh tra, kiểm tra công tác công chứng, chứng thực của các tổ chức hành nghề công chứng và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo phân công. Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về công chứng. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức ở địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong lĩnh vực công chứng. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp công chứng viên

Có bằng cử nhân luật. Đã được bố nhiệm công chứng viên.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp công chứng viên

Nắm vững và có năng lực vận dụng, triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công chứng và lĩnh vực có liên quan. Có năng lực thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của công chứng viên theo quy định của pháp luật. Có năng lực hướng dẫn, giải đáp các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề công chứng. Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, đánh giá, thuyết phục, tổ chức triển khai công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh, xử lý các tình huống trong lĩnh vực công chứng. Có kỹ năng phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi thực hiện nhiệm vụ công chứng. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và trình độ ngoại ngữ theo vị trí việc làm.

Tiêu chuẩn chức danh đấu giá viên

Nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp đấu giá viên

Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch về đấu giá tài sản trong phạm vi địa phương hoặc theo phân công. Chủ trì hoặc tham gia thực hiện sơ kết, tổng kết, chế độ báo cáo, thống kê về tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản tại địa phương với cơ quan quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức ở địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong lĩnh vực đấu giá tài sản. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp đấu giá viên

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các ngành luật, kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng. Đã được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp đấu giá viên

Nắm vững và có năng lực vận dụng, triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực đấu giá tài sản và lĩnh vực có liên quan. Có năng lực thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của đấu giá viên theo quy định của pháp luật. Có kiến thức, hiểu biết về hệ thống pháp luật và chuyên sâu liên quan đến tài sản đấu giá, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản. Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ đấu giá tài sản; trực tiếp điều hành cuộc đấu giá tài sản theo đúng quy định của pháp luật. Có năng lực hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ về đấu giá tài sản. Có kỹ năng nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, đánh giá, thuyết phục, tổ chức triển khai công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh, xử lý các tình huống trong lĩnh vực đấu giá tài sản. Có kỹ năng phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi thực hiện nhiệm vụ đấu giá tài sản. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và trình độ ngoại ngữ theo vị trí việc làm.

Tiêu chuẩn chức danh hỗ trợ pháp lý

Nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp hỗ trợ pháp lý hạng II

(1) Viên chức hỗ trợ pháp lý hạng II thực hiện các nhiệm vụ chung sau đây: Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch về công tác thực hành nghề luật và tư vấn pháp luật; tiếp nhận, xử lý thông tin và hỗ trợ pháp luật; hỗ trợ thông tin và tư vấn công chứng. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc trong quá trình thực hành nghề luật và tư vấn pháp luật, tiếp nhận, xử lý thông tin và hỗ trợ pháp luật; hỗ trợ thông tin và tư vấn công chứng. Chủ trì xây dựng tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác thực hành nghề luật và tư vấn pháp luật; tiếp nhận, xử lý thông tin và hỗ trợ pháp luật; hỗ trợ thông tin và tư vấn công chứng. Tham gia xây dựng tài liệu, làm giảng viên, báo cáo viên về công tác thực hành nghề luật và tư vấn pháp luật; tiếp nhận, xử lý thông tin và hỗ trợ pháp luật; hỗ trợ thông tin và tư vấn công chứng. Chủ trì hoặc tham gia kiểm tra, phân tích, đánh giá báo cáo kiểm tra; xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, xử lý thông tin và hỗ trợ pháp luật; hỗ trợ thông tin và tư vấn công chứng.

(2) Ngoài các nhiệm vụ chung quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 15/2024/TT-BTP này, viên chức hỗ trợ pháp lý hạng II làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị thuộc Bộ tùy thuộc vào tính chất công việc của đơn vị sẽ thực hiện một, một số nhiệm vụ về chuyên môn, nghiệp vụ sau đây: Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, quản lý, vận hành Cổng/trang thông tin điện tử, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của ngành/lĩnh vực để tiếp nhận, cung cấp, xử lý thông tin và hỗ trợ pháp luật; Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, giải đáp các câu hỏi vướng mắc từ phía người dân, doanh nghiệp; phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ pháp luật; Chủ trì hoặc tham gia biên tập, xử lý thông tin pháp luật, các phản ánh, kiến nghị liên quan đến việc giải quyết các vụ việc liên quan đến các lĩnh vực thuộc Bộ Tư pháp đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức; Phát triển đội ngũ cộng tác viên về trang thông tin điện tử đảm bảo điều kiện kỹ thuật, các giải pháp bảo đảm an toàn đối với trang thông tin điện tử; Chủ trì thực hiện việc tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người dân, doanh nghiệp, địa phương theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hành luật cho sinh viên, giảng viên; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công.

(3) Ngoài thực hiện các nhiệm vụ chung quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 15/2024/TT-BTP này viên chức hỗ trợ pháp lý hạng II làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ sau đây: Chủ trì hoặc tham gia thực hiện hỗ trợ thông tin và tư vấn công chứng theo quy định và theo phân công của lãnh đạo đơn vị.

Nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp hỗ trợ pháp lý hạng III

(1) Viên chức hỗ trợ pháp lý hạng III thực hiện các nhiệm vụ chung sau đây: Tham gia xây dựng văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch về công tác thực hành nghề luật và tư vấn pháp luật; tiếp nhận, xử lý thông tin và hỗ trợ pháp luật; Tham gia xây dựng hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc trong quá trình thực hành nghề luật và tư vấn pháp luật, tiếp nhận, xử lý thông tin và hỗ trợ pháp luật; Tham gia xây dựng tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác thực hành nghề luật và tư vấn pháp luật; tiếp nhận, xử lý thông tin và hỗ trợ pháp luật; Tham gia xây dựng tài liệu, làm giảng viên, báo cáo viên về công tác thực hành nghề luật và tư vấn pháp luật; tiếp nhận, xử lý thông tin và hỗ trợ pháp luật; Tham gia kiểm tra, phân tích, đánh giá báo cáo kiểm tra; xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, xử lý thông tin và hỗ trợ pháp luật.

(2) Ngoài các nhiệm vụ chung quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 15/2024/TT-BTP này, viên chức hỗ trợ pháp lý hạng III làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị thuộc Bộ tùy thuộc vào tính chất công việc của đơn vị sẽ thực hiện một, một số nhiệm vụ về chuyên môn, nghiệp vụ sau đây: Tham gia xây dựng, quản lý, vận hành Cổng/trang thông tin điện tử, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của ngành/lĩnh vực để tiếp nhận, cung cấp, xử lý thông tin và hỗ trợ pháp luật; Tham gia nghiên cứu, giải đáp các câu hỏi vướng mắc từ phía người dân, doanh nghiệp; phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ pháp luật; Tham gia biên tập, xử lý thông tin pháp luật, các phản ánh, kiến nghị liên quan đến việc giải quyết các vụ việc liên quan đến các lĩnh vực thuộc Bộ Tư pháp đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức; Tham gia phát triển đội ngũ cộng tác viên về trang thông tin điện tử đảm bảo điều kiện kỹ thuật, các giải pháp bảo đảm an toàn đối với trang thông tin điện tử; Tham gia thực hiện việc tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người dân, doanh nghiệp, địa phương theo quy định của pháp luật; Tham gia tổ chức thực hành luật cho sinh viên, giảng viên; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công.

(3) Ngoài các nhiệm vụ chung quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 15/2024/TT-BTP này, viên chức hỗ trợ pháp lý hạng III làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ sau đây: Tham gia thực hiện hỗ trợ thông tin và tư vấn công chứng theo quy định và theo phân công của lãnh đạo đơn vị.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp hỗ trợ pháp lý hạng II, hỗ trợ pháp lý hạng III

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp hỗ trợ pháp lý hạng II, hỗ trợ pháp lý hạng III là có trình độ cử nhân luật trở lên. Riêng chức danh nghề nghiệp hỗ trợ pháp lý hạng II, hỗ trợ pháp lý hạng III trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý ngoài có trình độ cử nhân luật trở lên cần có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí do cơ sở đào tạo có thâm quyên câp. Trường hợp người có bằng cử nhân trở lên ngành báo chí thì không yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp hỗ trợ pháp lý hạng II, hỗ trợ pháp lý hạng III

Nắm vững và có năng lực vận dụng, triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác hỗ trợ pháp lý. Có năng lực hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện hỗ trợ pháp lý. Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, đánh giá, thuyết phục, tổ chức triển khai công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh, xử lý các tình huống hỗ trợ pháp lý. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi thực hiện hỗ trợ pháp lý. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và trình độ ngoại ngữ theo vị trí việc làm.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 10/02/2025./.

MH

Thông báo mới




No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
THƯ VIỆN VIDEO
Hoạt động truyền thông giáo dục về bạo lực gia đình và tảo hôn
  • Hoạt động truyền thông giáo dục về bạo lực gia đình và tảo hôn (04/06/2024)
  • Hoạt động hòa giải cơ sở (04/06/2024)
  • Thông tin, tuyên truyền về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh và các Ngành Tư pháp tỉnh năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 (02/04/2024)
1 2 3 4 5  ... 
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 3535950