Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Ngày 23/4/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 90/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh

Kế hoạch ban hành với mục đích: (i) Cụ thể hóa và triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ được giao trong Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. (ii) Tăng chuyển đổi nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, công chức trong cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số. Xác định đồng bào dân tộc thiểu số là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực để thực hiện tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc.

Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể

(1) Mục tiêu tổng quát

Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc nhằm mục tiêu phát triển Chính quyền điện tử, hướng tới Chính quyền số tại các cơ quan quản lýnhà nước về công tác dân tộc các cấp; phát triển kinh tế số, phát triển xã hội số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

(2) Mục tiêu cụ thể

a) Năm 2025:

- Xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

- Tất cả lãnh đạo, cán bộ , công chức cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc cấp tỉnh, huyện, xã phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.

b) Giai đoạn 2026 - 2030

- Phát triển Chính phủ số:

+ 100% chế độ báo cáo tổng hợp, báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê lĩnh vực công tác dân tộc phục vụ chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh được kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh.

+ 100% các thủ tục hành chính đủ điều kiện trong cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

+ 100% cán bộ, công chức trong cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyển đổi số.

- Phát triển xã hội số:

+ 50% doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ tiếp cận thông tin về công nghệ số, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ 80% trưởng ấp, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số.

+ Nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét có chính sách hỗ trợ dịch vụ viễn thông, Internet cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

- Phát triển kinh tế số: 50% chủ thể OCOP là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Về nhiệm vụ

1. Chuyển đổi nhận thức

- Chuyển đổi nhận thức cho lãnh đạo, cán bộ, công chức trong cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, nhất là chuyển đổi về tư duy, lề lối làm việc từ thủ công truyền thống sang làm việc trên môi trường số.

- Chuyển đổi nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là nhận thức về hoạt động sản xuất, kinh doanh thủ công sang hoạt động sản xuất, kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

2. Phát triển hạ tầng số: Mua sắm, nâng cấp hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm thương mại tại trụ sở làm việc cơ quan của cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc cấp tỉnh, bảo đảm hoạt động của cơ quan hỗ trợ cho việc tăng cường chuyển đổi số.

3. Phát triển dữ liệu số:

- Kết nối, khai thác các hệ thống thông tin, dữ liệu do Bộ Dân tộc và Tôn giáo xây dựng như: Kho dữ liệu công tác dân tộc, Kho dữ liệu thông kê 53 dân tộc thiểu số.

- Kết nối, khai thác dữ liệu về chính sách dân tộc và kết quả thực hiện chính sách dân tộc; bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số Việt Nam tích hợp Từ điển dân tộc và bộ gõ tiếng dân tộc; theo dõi hoạt động tuyên truyền chính sách và các nội dung liên quan lĩnh vực công tác dân tộc.

- Kết nối, khai thác dữ liệu về lịch sử, văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, các sản phẩm truyền thống, thông tin địa lý GIS vùng dân tộc thiểu số có tích hợp thông tin, dữ liệu đa phương tiện và các thông tin, dữ liệu khác có liên quan lĩnh vực công tác dân tộc.

- Cập nhật dữ liệu hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

- Triển khai hệ thống giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

4. Xây dựng, phát triển nền tảng số:

- Kết nối, khai thác và chia sẽ dữ liệu trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh Sóc Trăng, Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) theo kiến trúc Chính quyền điện tử.

- Khai thác nền tảng số do Bộ Dân tộc và Tôn giáo phát triển như: Thư viện điện tử về công tác dân tộc; Hệ thống đào tạo trực tuyến cho cán bộ, công chức, đồng bào dân tộc thiểu số; Ứng dụng phổ biến chính sách dân tộc; Ứng dụng hỗ trợ thông tin về giao thông, cảnh báo thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nền tảng quản lý thiết bị IoT (IoT Platform), nền tảng quản lý video (VMS), nền tảng chuỗi khối (Blockchain), nền tảng dữ liệu lớn (Big Data) và nền tảng phân tích dữ liệu thông minh (AI Platform); hệ thống quản lý dữ liệu đồng bộ trên cơ sở kết nối, tích hợp các nền tảng.

5. Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng

- Khảo sát an toàn hệ thống thông tin tại cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc cấp tỉnh, lập hồ sơ đề xuất phê duyệt phương án bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng theo cấp độ.

- Mua sắm, nâng cấp trang thiết bị an toàn thông tin, phần mềm thương mại nhằm đảm bảo an toàn thông tin cấp độ cho hệ thống thông tin tại cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc cấp tỉnh..

Về giải pháp thực hiện

1. Tuyên truyền, phổ biến

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, nhất là trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cơ quan và trưởng ấp, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm về tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc.

2. Đề xuất hoàn thiện thể chế:

- Nghiên cứ, đề xuất ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ lao động, sản xuất.

- Rà soát, bổ sung quy chế, quy định thuộc thẩm quyền của tỉnh để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho công tác chuyển đổi số ở địa phương, trong đó có chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; chỉ đạo tăng cường chuyển đổi số trong cơ quan làm công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh.

3. Kiện toàn tổ chức, bộ máy

- Nghiên cứu, đề xuất các phương án kiện toàn tổ chức bộ máy, đảm bảo nhân sự chuyên trách về chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc.

- Xây dựng và phát huy vai trò của trưởng ấp, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tăngcường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; phối hợp chặt chẽ với Tổ chuyển đổi số cộng đồng, Tổ công tác Đề án 06 thúc đẩy quá trình triển khai các hoạt động tăng cường chuyển đổi số tại địa phương.

4. Đào tạo, tập huấn, phát triển nguồn nhân lực

- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc các cấp trên địa bàn tỉnh; cho cán bộ, công chức cấp xã, trưởng ấp, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thực hiện điều tra, khảo sát, thu thập, công bố kết quả thống kê, đo lường Bộ chỉ tiêu đánh giá kết quả chuyển đổi số trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc và mức độ hài lòng của người dân về thành tựu chuyển đổi số trong vùng dân tộc thiểu số.

5. Bảo đảm nguồn lực:

- Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện Đề án đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

- Bố trí nguồn nhân lực, nguồn kinh phí, nguồn lực về khoa học, công nghệ trong triển khai thực hiện Đề án./.

                                                                             Minh Thư

Thông báo mới




No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
THƯ VIỆN VIDEO
Hoạt động truyền thông giáo dục về bạo lực gia đình và tảo hôn
  • Hoạt động truyền thông giáo dục về bạo lực gia đình và tảo hôn (04/06/2024)
  • Hoạt động hòa giải cơ sở (04/06/2024)
  • Thông tin, tuyên truyền về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh và các Ngành Tư pháp tỉnh năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 (02/04/2024)
1 2 3 4 5  ... 
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 3753702