Hiệu quả từ việc trợ giúp pháp lý đối với người chưa thành niên phạm tội trong vụ án “cố ý gây thương tích”
Tình trạng người chưa thành niên phạm tội ở nước ta hiện nay ngày càng tăng về số lượng trong thời gian gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau như bị ảnh hưởng từ game hoặc phim, các trò chơi bạo lực, thậm chí trong môi trường có nhiều đối tượng xấu gây ảnh hưởng hoặc thuộc trường hợp bất khả kháng hoặc vì lý do tự vệ chính đáng mà có thể gây ra các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. 

Từ 01/01/2019 đến 31/12/2021, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Sóc Trăng đã cử người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện TGPL theo hợp đồng) tham gia bào chữa miễn phí cho 131 trường hợp thuộc đối tượng thuộc diện được TGPL là người chưa thành niên phạm tội trong các vụ án như:  Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ; Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Tội cướp tài sản, Tội cố ý gây thương tích… một trong vụ án điển hình mà Trung tâm đã thụ lý trong năm 2022 đó là trường hợp Phạm Văn L là phạm tội “cố ý gây thương tích” khi mới 16 tuổi người thuộc diện được TGPL theo quy định của Luật TGPL năm 2017.

  Theo nội dung vụ án, vào lúc 13 giờ ngày 22/3/2021, chỉ vì cho rằng các bị hại Nguyễn Phát Đ và Lê Phạm Minh Đ nhìn điểu mình, nên bị can Phan Văn L và Lê Nhật T đã thỏa thuận với nhau từ trước về việc đánh gây thương tích cho các bị hại Phát Đ và Minh Đ để dằn mặt, thể hiện tính chất côn đồ, bị can L đã sử dụng nón bảo hiểm, được cơ quan tiến hành giám định xác định là hung khí nguy hiểm đánh trúng vào vùng đầu của bị hại Minh Đ nhiều cái, còn T thì sử dụng dao bấm có đặc điểm dài khoảng 20 cm, cán dao và lưỡi dao làm bằng kim loại. mũi dao nhọn là hung khí nguy hiểm đâm trúng vào người của bị hại Minh Đ nhiều dao, mặc dù được mọi người can ngăn thì nhưng bị can L và T vẫn tiếp tục đâm bị hại Minh Đ gây thương tích, thể hiện hành vi phạm tội đến cùng của bị can L, đã gây thương tích cho bị hại Minh Đ là 03% và bị hại Phát Đ là 08 %. Hành vi như đã nêu trên của bị can Phan Văn L là nguy hiểm cho xã hội đã xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe của người khác trái pháp luật. Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân truy tố bị can Phan Văn L về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự  năm 2015.

Trong vụ án này, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Sóc Trăng tiến hành trợ giúp pháp lý cho Phan Văn L (21/03/2004), thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý là Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ cơ quan điều tra, Trung tâm đã cử Trợ giúp viên pháp lý tham gia thực hiện trợ giúp cho người được TGPL ngay từ giai đoạn điều tra. Trong suốt quá trình được cử tham gia tố tụng để bào chữa cho người được TGPL, Trợ giúp viên pháp lý đã tích cực tham gia lấy lời khai, gặp gỡ, tiếp xúc với người được TGPL để tìm hiểu rõ hơn về diễn biến, nguyên nhân dẫn đến xảy ra vụ án gây thương tích.

Qua tiếp xúc, trao đổi về nội dung vụ án, Trợ giúp viên pháp lý đã tư vấn, giải thích giúp cho người được TGPL hiểu về hành vi sai của mình và hậu quả pháp lý phải gánh chịu khi bị Toà án đưa ra xét xử, đồng thời trao đổi thuyết phục người được TGPL, người thân thích của đối tượng nhanh chóng khắc phục cũng như thể hiện sự ăn năn, hối cãi bằng việc đến gặp trực tiếp phía bị hại, đại diện bị hại để khắc phục hậu quả và xin lỗi, mặt khác Trợ giúp viên cũng có buổi tiếp xúc, gặp gỡ với đại diện của bị hại để chia svề hoàn cảnh, nguyên nhân Phan Văn L đã có hành vi gây thương tích là do một phần sống cùng ông bà nên thiếu sự quan tâm, giáo dục, chăm sóc của cha mẹ, không được cha mẹ trang bị cho môi trường sống, môi trường giáo dục tốt để hình thành nhân cách tốt đó cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến việc gây thương tích nên lỗi lầm cũng không hoàn toàn thuộc về L mà cũng cần xem xét thêm về trách nhiệm của bậc cha m, đồng thời thuyết phục đại diện của bị hại (Nguyễn Phát Đ, Lê Phạm Minh Đ) nhận tiền khắc phục, chấp nhận lời xin lỗi để bỏ qua những lầm lỗi rút đơn yêu cầu khởi tố, cho L một cơ hội để sửa chữa hành vi sai trái của mình.

Sau khi nghe chia sẻ về hoàn cảnh, nguyên nhân phạm tội, đại diện của bị hại đã đồng ý không yêu cầu xử lý hình sự đối với Phan Văn L và tại phiên toà xét xử sơ thẩm diễn ra đại diện bị hại đã xin rút yêu cầu khởi tố vụ án và Hội đồng xét xử xét thấy việc rút yêu cầu của đại diện bị hại là tự nguyện không bị ép buộc nên đã ra Quyết định đình chỉ vụ án.

Lý do ngay từ giai đoạn điều tra Trợ giúp viên pháp lý lựa chọn biện pháp khắc phục thiệt hại đồng thời xin lỗi, thuyết phục đại diện bị hại thay vì đưa ra các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong vụ án này là vì theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Và theo quy định tại khoản 2 điều này thì khi người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án sẽ được đình chỉ. Điều đó đồng nghĩa rằng, nếu người bị hại, người đại diện của bị hại trong vụ án này đồng ý rút đơn khởi tố thì người được trợ giúp pháp lý Phan Văn L sẽ không bị truy tố trách hiệm hình sự. Trong vụ án này nếu bị hại, người đại diện của bị hại không rút yêu cầu thì theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì hình phạt mà người phạm tội phải chịu là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Riêng đối với Phan Văn L thì hình phạt cao nhất có thể bị áp dụng là 02 năm 03 tháng tù giam (áp dụng theo quy định tại Điều 101 Bộ luật hình sự 2015 về áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội).

 Qua đó cho thấy, trợ giúp viên pháp lý đã làm tốt vai trò của mình khi được phân công, tích cực nghiên cứu hồ sơ, thể hiện được kiến thức tốt về pháp luật, quá trình tham gia thực hiện trợ giúp tâm huyết, thể hiện được giá trị nhân văn vốn có của “nghề” trợ giúp pháp lý. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời của Trợ giúp viên pháp lý thì có khả năng Phan Văn L bị kết án theo hình phạt tù có thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 mà L đã gây thương tích đến 02 người với tổng thương tích gây ra là 11%.

 Tuy rằng việc thực hiện trợ giúp pháp lý trên thực tế còn nhiều khó khăn nhưng phần lớn đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý nói chung, Trợ giúp viên pháp lý nói riêng vẫn tự hào, vẫn tận tâm để cống hiến cho nghề nghiệp của mình. Tin rằng, với những cống hiến hết mình cho nghề nghiệp, vì người dân, rồi đây “Trợ giúp viên pháp lý” sẽ trở thành tên gọi, chức danh nghề nghiệp tin cậy trong lòng người dân.

Nguyễn Thị Kiều Linh – Trung tâm TGPL tỉnh Sóc Trăng

Thông báo mới





No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
THƯ VIỆN VIDEO
Thông tin, tuyên truyền về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh và các Ngành Tư pháp tỉnh năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024
  • Thông tin, tuyên truyền về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh và các Ngành Tư pháp tỉnh năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 (02/04/2024)
  • Quy định pháp luật về chuẩn tiếp cận pháp luật (07/11/2023)
  • Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2023 (16/10/2023)
1 2 3 4 5  ... 
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 3138642