Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2023
Sáng ngày 20/7/2023, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2023. Đồng chí Lê Thành Long - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, Mai Lương Khôi, Nguyễn Thanh Tịnh. Tại điểm cầu tỉnh Sóc Trăng có các đồng chí Phó Giám đốc Sở Tư pháp cùng dự chủ trì gồm: Đồng chí Trần Ngọc Thanh Phong, đồng chí Phạm Thị Minh Huệ; đại diện lãnh đạo các Sở, ngành liên quan; các Phòng chuyên môn; Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thuộc Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng; đại diện lãnh đạo Phòng Tư pháp huyện Mỹ Tú, huyện Châu Thành cùng tham dự.

    Với phương châm “Đoàn kết, kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời và hiệu quả” của Chính phủ. Xác định các nhiệm vụ trọng tâm, đầu năm, toàn ngành Tư pháp đã bám sát các Nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trương ương, Bộ chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Quốc hội, các nghị quyết, chương trình hành động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, Quốc hội về tăng cường xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội, tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế... Từ đó, kịp thời xây dựng, ban hành và điều chỉnh các chương trình, kế hoạch, đề án, bảo đảm thứ tự ưu tiên, tập trung nguồn lực tổ chức thực hiện, kịp thời kiểm tra, thanh tra, bảo đảm tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ đã đề ra. Kết quả trong 06 tháng đầu năm 2023 các lĩnh vực của Bộ, ngành Tư pháp đều tăng so với cùng kỳ năm 2022, trong đó có một số lĩnh vực có kết quả nổi bật, như: Công tác xây dựng pháp luật; công tác pháp luật quốc tế; công tác tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, quản lý xử lý vi phạm hành chính; công tác truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, hướng dẫn thực hiện quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính; công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký biện pháp bảo đảm, bồi thường nhà nước; công tác bổ trợ tư pháp; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa... Qua đó, đã tác động tích cực vào ý thức, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người dân, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội của đất nước và của từng địa phương.

    Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số hạn chế như: Việc thực hiện một số quy định của Luật Ban hành VBQPPL chưa đầy đủ và thống nhất, vẫn còn tình trạng điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nhất là việc bổ sung Chương trình, có dự án luật chưa đáp ứng được yêu cầu; triển khai thực hiện một số nhiệm vụ chưa đảm bảo về tiến độ, chất lượng theo Kế hoạch đề ra; công tác xử lý vi phạm hành chính tại một số bộ, ngành, địa phương còn lúng túng, chưa được bài bản, đầy đủ; việc tiếp nhận giải quyết các yêu cầu thủ tục hành chính ở một số nơi còn chậm; công tác hướng dẫn nghiệp vụ trong một số lĩnh vực chưa kịp thời; công tác thanh tra, tự kiểm tra còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

    Từ đó, Bộ Tư pháp đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, thực hiện nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới: Tiếp tục đổi mới, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; tăng cường công tác CCHC; thực hiện nghiêm các chương trình, kế hoạch công tác đã đề ra, nhất là các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao thêm. Chủ động hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; điều chỉnh linh hoạt việc triển khai các chương trình, kế hoạch công tác đã đề ra, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế nhưng vẫn thực hiện được đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Tiếp tục đầu tư nguồn lực, tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm; đồng thời, kịp thời động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc, đạt kết quả cao trong triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Tăng cường, đẩy mạnh công tác truyền thông, nhất là các hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp; đồng thời, kịp thời chia sẻ, nhân rộng cách làm hay, hiệu quả, sáng tạo trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ được giao phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước./.

Tấn Hòa

Thông báo mới




No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
THƯ VIỆN VIDEO
Hoạt động truyền thông giáo dục về bạo lực gia đình và tảo hôn
  • Hoạt động truyền thông giáo dục về bạo lực gia đình và tảo hôn (04/06/2024)
  • Hoạt động hòa giải cơ sở (04/06/2024)
  • Thông tin, tuyên truyền về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh và các Ngành Tư pháp tỉnh năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 (02/04/2024)
1 2 3 4 5  ... 
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 3750016