Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng ban hành Kế hoạch thực hiện công tác pháp chế năm 2024
Kế hoạch được ban hành nhằm tiếp tục thực hiện hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), chủ động tham mưu xây dựng các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền của Hội đồng dân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đối với lĩnh vực Nội vụ, tham gia góp ý dự thảo các văn bản QPPL do Bộ Nội vụ và các sở, ban ngành, địa phương gửi lấy ý kiến. Bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và yêu cầu của thực tiễn để xác định lĩnh vực cần ưu tiên trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về Nội vụ.-Rà soát, kiểm tra, xử lý, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật; bồi thường Nhà nước; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; cácvấn đề pháp lý và tham gia tố tụng.
Theo đó, Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ gồm:
(1) Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức pháp chế: Tiếp tục sắp xếp, bố trí công chức có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt đểtriển khai có hiệu quả các nhiệm vụ công tác pháp chế theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP Ngày 04/7/2011 của Chính phủ; Cử công chức pháp chế tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng (khi có chiêu sinh của cấp có thẩm quyền)
(2) Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL năm 2024 của HĐND, UBND tỉnh liên quan đến lĩnh vực ngành Nội vụ; Chỉ đạo công chức pháp chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựngvăn bản QPPLtheo quy định. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan góp ý dự thảo văn bản QPPL do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến.
(3) Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL: tiến hành rà soát văn bản QPPL ngay khi văn bản là căn cứ để rà soát được ký ban hành hoặc ngay sau khi tình hình kinh tế - xã hội thay đổi làm cho nội dung các văn bản không còn phù hợp; đồng thời rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực và hệ thống hóa văn bản theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
(4) Công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL: Tự kiểm tra văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh liên quan đến lĩnh vực ngành Nội vụ; trường hợp phát hiện văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật phối hợp với Sở Tư pháp đề xuất xử lý văn bản theo quy định.
(5) Công tác phổ biến giáo dục pháp luật: phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công và theo chương trình, đề án, kế hoạch đã được phê duyệt; tham mưu triển khai thực hiện ngày pháp luật; theo dõi và sử dụng hiệu quả tủ sách pháp luật tại cơ quan.
(6) Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật: xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật năm 2024.
(7) Công tác bồi thường của Nhà nước: triển khai công tác quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong phạm vi lĩnh vực ngành Nội vụ.
(8) Công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp: thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Chương trình Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Chương trình Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh năm 2024 luật cho doanh nghiệp.
(9) Công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng: thực hiện công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng; phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu các vấn đềpháp lý khi tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích của cơ quan theo quy định; thực hiện tham mưu về mặt pháp lý đối với các vấn đề khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực Nội vụ.
Văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc Sở tăng cường công tác tham mưu thực hiện công tác pháp chế theo lĩnh vực được phân công tại Kế hoạch, định kỳ hoặc đột xuất thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định./.
Phòng PBGDPL