Phòng, chống dịch Sởi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2024
Nhằm chủ động, kịp thời trong công tác phòng chống bệnh Sởi, khống chế không để dịch lây lan trên diện rộng trong cộng đồng và hạn chế tối đa tác động của bệnh Sởi đến sức khoẻ của trẻ em, ngày 17/6/2024, Sở Y tế ban hành Kế hoạch số 62/KH-SYT về phòng, chống dịch Sởi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2024.

Tại Kế hoạch quy định cụ thể 06 nội dung thực hiện cụ thể gồm: (1) Công tác chỉ đạo điều hành. (2) Công tác giám sát và đánh giá nguy cơ dịch. (3) Đáp ứng xử lý dịch. (4) Tổ chức tiêm chủng. (5) Công tác thu dung điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở y tế. (6) Truyền thông giáo dục sức khoẻ.

Tại Kế hoạch cũng quy định Sở Y tế báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch phòng chống bệnh Sởi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2024 và tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan phối hợp tổ chức thực hiện. Xây dựng và chỉ đạo triển khai Kế hoạch phòng chống bệnh Sởi trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2024. Kiểm tra, đánh giá việc triển khai Kế hoạch phòng chống bệnh Sởi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2024 của các đơn vị trực thuộc. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc:

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; báo cáo kịp thời, đầy đủ diễn biến tình hình dịch về Sở Y tế.  Hướng dẫn các Trung tâm Y tế tổ chức đánh giá nguy cơ bùng phát dịch Sởi tại từng quận huyện; tổng hợp, phân tích kết quả đánh giá và tham mưu Sở Y tế các phương án đáp ứng phòng chống dịch phù hợp. Tập huấn, hướng dẫn triển khai các hoạt động điều tra và xử lý ca bệnh, ổ dịch theo quy định của Bộ Y tế cho cán bộ y tế các tuyến. Đầu mối tiếp nhận mẫu xét nghiệm của các cơ sở điều trị, vận chuyển mẫu đến viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh, tiếp nhận và phản hồi kết quả xét nghiệm cho các đơn vị có liên quan. Xây dựng, cập nhật và phổ biến các nội dung truyền thông, khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Phối hợp với các địa phương triển khai các hoạt động truyền thông đến các đối tượng và khu vực nguy cơ. Đầu mối liên hệ với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh trong việc dự trù vắc xin trong tiêm chủng thường xuyên và khi thực hiện chiến dịch. Tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận, điều phối vắc xin và vật tư tiêm
chủng đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong tiêm chủng tại địa phương. Giám sát việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch của Trung tâm y tế tuyến huyện; việc thực hiện báo cáo trên Hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm của các cơ sở khám chữa bệnh. Rà soát, đánh giá việc tổ chức thực hiện hoạt động giám sát dựa vào sự
kiện trên địa bàn tỉnh. Chia sẻ thông tin dịch bệnh, kết quả đánh giá nguy cơ và phối hợp chống dịch với các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố trong khu vực.

- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Phát hiện sớm, phản hồi kịp thời các trường hợp nghi ngờ ca bệnh về đơn vị y tế dự phòng cùng cấp. Cung cấp thông tin, phối hợp với đơn vị y tế dự phòng trong việc điều tra ca bệnh. Chủ động lấy mẫu xét nghiệm tại bệnh viện đối với các trường hợp sốt phát ban nghi Sởi. Tư vấn, hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh biết cách theo dõi và chăm sóc ca bệnh. Xây dựng phương án để chủ động đáp ứng khi số ca mắc tăng cao. Chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân và phòng chống dịch bệnh trong các tình huống. Phân tuyến điều trị theo đúng quy định, thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong. Thường xuyên cập nhật các phát đồ điều trị mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế. Giao Bệnh viện Chuyên khoa Sản – Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Tập huấn về các phác đồ điều trị, chăm sóc bệnh nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng lây nhiễm bệnh viện cho tuyến huyện. Chỉ đạo tuyến và hỗ trợ tuyến huyện về mặt chuyên môn, nhân lực, vật lực khi cần thiết; giám sát việc thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện.

- Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố: Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố các biện pháp đáp ứng phòng chống dịch phù hợp, xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh Sởi trên địa bàn, bố trí kinh phí cho hoạt động rà soát đối tượng tiêm chủng và xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động tiêm bù, tiêm vét trên địa bàn. Giám sát chặt chẽ và đánh giá nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn quản lý.
Đáp ứng kịp thời, chủ động và xử lý triệt để khi ghi nhận ca bệnh, ổ dịch. Rà soát và kiện toàn hệ thống EBS trên địa bàn quản lý, tăng cường thu thập và xử lý thông tin dịch bệnh từ cộng đồng. Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục trong công tác giám sát, phát hiện, xử lý dịch và công tác tổ chức hoạt động tiêm chủng chiến dịch diễn ra trong trường học. Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động người dân đi tiêm chủng, tập trung vào các nhóm đối tượng nguy cơ cao, nhóm đối tượng bị trì hoãn tiêm chủng./.

MH

Thông báo mới




No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
THƯ VIỆN VIDEO
Hoạt động truyền thông giáo dục về bạo lực gia đình và tảo hôn
  • Hoạt động truyền thông giáo dục về bạo lực gia đình và tảo hôn (04/06/2024)
  • Hoạt động hòa giải cơ sở (04/06/2024)
  • Thông tin, tuyên truyền về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh và các Ngành Tư pháp tỉnh năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 (02/04/2024)
1 2 3 4 5  ... 
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 3539253