Tự hào qua 25 năm hình thành và phát triển công tác trợ giúp pháp lý
Cách đây gần 25 năm, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh Sóc Trăng được thành lập, với mục đích tư vấn pháp luật cho các cơ quan nhà nước và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn miễn phí. Đây là cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng, tiếp tục khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng trong việc bảo đảm quyền được tiếp cận pháp luật của các đối tượng yếu thế trong xã hội.

Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Sóc Trăng tổ chức TGPL cho người khuyết tật.

TGPL là chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng yếu thế trong xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Thực hiện Quyết định số 734/TTg, ngày 6-9-1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách, tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Quyết định số 390/QĐ.TCCB.98, ngày 11-11-1998 về việc thành lập Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Sóc Trăng, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu cần TGPL của người dân trên địa bàn tỉnh. Năm 2006, Luật TGPL ra đời và được thay thế vào năm 2017, Luật TGPL quy định rõ “TGPL là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được TGPL trong vụ việc TGPL theo quy định, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật”.

Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh góp phần không nhỏ trong chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, để đảm bảo kịp thời cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho đối tượng thụ hưởng cũng như người dân có nhu cầu tư vấn pháp luật. Ngày 15-4-2009, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành Quyết định số 160/QĐTC-CTUBND thành lập các chi nhánh TGPL trực thuộc Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, trung tâm thành lập 3 chi nhánh tại các địa phương có nhiều đối tượng thuộc diện TGPL. Việc cơ cấu Trung tâm TGPL được thực hiện tinh gọn bộ máy hoạt động phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 6-6-2015 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015 - 2025 và Luật TGPL năm 2017, Sở Tư pháp làm tốt vai trò tham mưu kiện toàn tổ chức hoạt động Trung tâm TGPL Nhà nước; giải thể tất cả chi nhánh đặt tại các huyện, lập phương án sắp xếp, kiện toàn bộ máy hoạt động tại Trung tâm TGPL Nhà nước theo Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, ngày 7-10-2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; giải thể 2 tổ chức sự nghiệp, mạnh dạn đưa Trung tâm TGPL Nhà nước hoạt động theo mô hình vị trí việc làm để phù hợp với tình hình mới.

Để chính sách TGPL đến với người dân, đối tượng được TGPL nắm bắt đầy đủ thông tin cần thiết khi có nhu cầu TGPL, trung tâm triển khai hiệu quả Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg, ngày 18-8-2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg, ngày 24-12-2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 - 2020; Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg, ngày 8-8-2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình, trung tâm chủ động phối hợp với đài truyền thanh cấp huyện tích cực truyền thông, phát thanh định kỳ các chuyên mục về TGPL bằng tiếng Việt, tiếng Khmer với thời lượng phát thanh 2 kỳ/tháng, mỗi kỳ khoảng 15 phút tại các xã nghèo, xã bãi ngang có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Ngoài ra, trung tâm còn tổ chức các đợt truyền thông, tư vấn pháp luật ngoài trụ sở đảm bảo người dân trên địa bàn tỉnh tiếp cận đầy đủ thông tin về TGPL cần thiết khi có yêu cầu.

Giai đoạn từ khi thành lập đến nay (1998 - 2022), Trung tâm TGPL Nhà nước tiếp nhận 43.995 vụ việc, trong đó tham gia tố tụng 2.197 vụ việc và tư vấn 41.798 vụ việc. Thực hiện Luật TGPL năm 2017, Đề án Đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015 - 2025 và các quyết định của Chính phủ về chính sách TGPL, tỉnh triển khai nhiều hoạt động đáp ứng nhu cầu TGPL cho đối tượng thuộc diện TGPL. Để hoạt động TGPL đi vào chiều sâu, hướng đến hiệu quả, chất lượng dịch vụ pháp lý miễn phí mang lại, không chỉ thể hiện trong việc tư vấn cho người dân, việc tham gia tố tụng, tham gia trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích cho đối tượng TGPL luôn được Sở Tư pháp quan tâm, chỉ đạo, thông qua việc cử nhiều viên chức Trung tâm TGPL Nhà nước tham gia các đợt tập huấn, tham gia đào tạo nghề luật sư để trợ giúp viên pháp lý có trình độ ngang bằng với luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý. Ngoài ra, Sở Tư pháp (cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp liên ngành theo Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC, ngày 29-6-2018 của liên bộ quy định về phối hợp thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng) phối hợp chặt chẽ với cơ quan thành viên đảm bảo các đối tượng thuộc diện được TGPL được tiếp cận, thụ hưởng quyền TGPL theo quy định và lựa chọn các tổ chức luật sư, luật sư ký hợp đồng thực hiện TGPL với Trung tâm TGPL Nhà nước đảm bảo đối tượng TGPL được quyền lựa chọn người đại diện cho mình tham gia giải quyết các vướng mắc, phát sinh liên quan đến pháp luật.

Đồng chí Trần Ngọc Thanh Phong - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Sóc Trăng chia sẻ: "Nhìn lại chặng đường gần 25 năm, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh đã đóng góp thiết thực vào những thành tựu chung của địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, trở thành địa chỉ tin cậy của người yếu thế. Sự nỗ lực của đội ngũ người làm công tác TGPL đã được ghi nhận. Để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng, Luật TGPL đã có những quy định cụ thể để chuẩn hóa nâng cao tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý, luật sư, cộng tác viên. Các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật cũng phải đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể về năng lực người thực hiện TGPL, các điều kiện bảo đảm cung cấp dịch vụ có chất lượng mới được lựa chọn tham gia TGPL. Ngoài ra, đội ngũ người thực hiện TGPL phải thường xuyên nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu TGPL ngày càng cao của người được TGPL; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động TGPL cần được coi là một nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới".

K.N

Nguồn: Báo Sóc Trăng

 

Thông báo mới





No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
THƯ VIỆN VIDEO
Thông tin, tuyên truyền về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh và các Ngành Tư pháp tỉnh năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024
  • Thông tin, tuyên truyền về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh và các Ngành Tư pháp tỉnh năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 (02/04/2024)
  • Quy định pháp luật về chuẩn tiếp cận pháp luật (07/11/2023)
  • Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2023 (16/10/2023)
1 2 3 4 5  ... 
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 3139853